Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu dẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy…
Tùy theo mức độ ô nhiễm và điều kiện thời tiết liên quan đến sự chuyển động của dầu trên mặt nước mà đưa ra biện pháp xử lý cho phù hợp.
Đốt dầu loang: đốt các lớp váng dầu ngay sau khi dầu lan trên mặt biển và màng dầu không quá mỏng. Nhược điểm của phương pháp này là gây ô nhiễm không khí và làm cá chết. Ngoài ra, quá trình đốt dễ bị tắt khi váng dầu lan rộng và mỏng. Vì thế muốn đốt được dầu loang, thường cho thêm các chất hấp thụ, chất này coi như một “mồi châm” và còn có tác dụng tập trung dầu lại để đốt được triệt để hơn.
Keo hóa lớp váng dầu: keo hóa ngay tại chỗ khi dầu vừa loang để chống lớp váng lan rộng. Có thể keo hóa dầu ngay trong két chứa khi tàu bị nạn hoặc nơi xảy ra sự cố dầu chảy tràn ra ngoài. Theo tài liệu của hãng ESSO, keo hóa bằng isoyanst/amin chỉ xảy ra trong thời gian vài giây và muốn keo hóa cả khối dầu loang thì phải giảm tốc độ tác dụng. Phương pháp này có giá thành cao nên ít được sử dụng.
Tạo lớp ngăn cách: để hạn chế phạm vi lan tỏa váng dầu. Lớp ngăn cách có thể tạo ra bằng phương pháp hóa học hoặc cơ học. Lớp ngăn cách hóa học được tạo ra bằng việc polymer hóa vòng ngoài lớp váng, có thể đặt thêm một sợi dây vào lớp gen polymer được tạo thành để tăng độ vững chắc của lớp ngăn cách. Cũng có thể phun một lớp dung dịch nhớt bonat và rượu polynilyque vào vành ngoài lớp váng để tạo thành một màng ngăn cách không cho dầu tiếp xúc với nước mặn.
Lớp ngăn cách cơ học: có thể được tạo ra bằng phao hay sock. Để có thể chịu được sóng, gió và dòng chảy, hàng rào chắn phải có độ cao trên mặt nước ít nhất là 20% và chìm dưới nước 80% chiều dày của phao để lớp váng có thể hoàn toàn ở trạng thái yên tĩnh, không vượt phao lan tỏa ra ngoài. Các hàng rào phải có bộ phận nổi gồm các phao bơm căng hoặc vật liệu nhẹ như plastic. Dưới hàng rào phao phải có lưới chắn dạng cái mành chứa đá nhỏ và có lớp dây neo.
Thu hồi lớp váng dầu: Để thu gom váng dầu có hiệu quả, người ta dùng các hàng rào chuyển động dồn dầu hình chữ V hoặc dạng lòng thúng để dồn váng dầu lại làm tăng độ dày dầu. Sau đó dùng máy bơm dầu hoặc các tấm thấm dầu / giấy thấm dầu để hút dầu rồi vắt ép lấy dầu. Phương pháp này có hiệu quả khi vùng dầu loang không có sóng lớn.
Ngoài ra, một số phương pháp đơn giản và có hiệu quả là dùng các vật liệu nổi có tính thẩm thấu cao thả vào các vệt dầu (như xơ dừa, bao tải khô) và dùng đá hút dầu. Tuy nhiên, phương pháp này có thể vẫn để lại hậu quả ô nhiễm đáy biển vì các chất hút dầu bão hòa sẽ chìm xuống. Loại đá hút dầu tốt nhất hiện nay là diatomit có độ xốp lớn, có các hạt nhỏ hút dầu rất tốt và thường được dùng để dập tắt các đám cháy trên nước có dầu.
Phân hủy dầu bằng các chất hóa học: đây là biện pháp có hiệu quả bằng cách sử dụng các chất phân tán và phun thành bụi vào dầu nổi. Hóa chất thông dụng nhất trên thị trường hiện nay là chất phân tán ký hiệu BP110 - OX của Công ty dầu lửa BP. Loại hóa chất này có độc tố rất nhỏ làm giảm tác hại kèm theo sau khi phân hủy dầu.
Xem thêm sản phẩm xử lý tràn dầu : http://cimes.com.vn/cach-de-lam-sach-cac-su-co-tran-hoa-chat-don-gian/
Xem thêm sản phẩm xử lý tràn dầu : http://cimes.com.vn/cach-de-lam-sach-cac-su-co-tran-hoa-chat-don-gian/
Nhận xét
Đăng nhận xét