Sự cố tràn dầu hiện nay đang là mối hiểm họa tiềm tàng đối với các quốc gia ven biển
Tại nhiều vùng biển của nhiều quốc gia có biển, hiện tượng “thủy triều đen” diễn ra rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như va chạm, tai nạn của các phương tiện vận tải thủy (đặc biệt là tàu chở dầu), sự cố giàn khoan, sự cố phun dầu do biến động địa chất, đổ trộm dầu thải trên biển... Sự cố tràn dầu gây ra các tác động xấu tới môi trường liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy Thời gian gần đây, khi lượng phương tiện đường thủy nội địa ngày càng tăng và vận tải đường thủy nội địa ngày càng trở nên quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong ngành vận tải thì số lượng tai nạn đường thủy cũng như các sự cố tràn dầu lớn, nghiêm trọng cũng đang ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Hiện tượng rò rỉ hay tràn xăng dầu trên sông ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nước, đến cuộc sống của người dân sống hai bên bờ sông. Các sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thủy sản. Thông thường, tàu thuyền khi cập cảng để bốc xếp hàng hóa lên bờ xong sẽ vệ sinh tàu để chuẩn bị cho đợt hàng mới. Công việc này thường phát sinh nhiều chất thải ở dạng dầu cặn. Tùy theo tải trọng và tình trạng kỹ thuật tàu mà lượng dầu cặn phát sinh nhiều hay ít. Đặc biệt, một số tàu sông Việt Nam do thiết bị cũ, lạc hậu nguy cơ gây ô nhiễm dầu còn xảy ra với tỷ lệ lớn hơn. Các tàu sông cũng thường gây ô nhiễm cục bộ do súc rửa vệ sinh ở đâu thì đổ ngay tại đó. Ngày 23/6/2010, chiếc sà lan Huỳnh Nhi 01, số đăng ký BL- 0304, tải trọng 250 tấn bất ngờ bị chìm vắt ngang khu vực dưới cầu Tôn Đức Thắng (cầu Bạc Liêu 2) thuộc phường 1, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu khi sà lan trên cố “vượt cạn” trên sông kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau để vào bến bốc xếp, vướng phải vật cản dưới lòng sông nên bị chìm. Dầu dự trữ trên sà lan đã tràn ra chảy theo dòng nước, gây ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Ngày 27/4/2010 khi đang từ cửa sông ra biển, đến vị trí neo A12 (thuộc vùng biển Sao Mai, phường 5, thành phố Vũng Tàu, cách đất liền hơn 1 km), tàu Biển Đông 50, của Công ty Hải sản Trường Sa chở dầu đã bất ngờ bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu. Khi gặp nạn, tàu Biển Đông 50 chở theo hơn 370 tấn dầu DO và hơn chục thùng phi nhớt. Ngay sau khi bị chìm, dầu đã loang ra mặt biển còn các phi nhớt nổi lềnh bềnh. Chỉ sau khoảng vài giờ đồng hồ, dầu đã loang rộng trên biển thành vệt dài. Xung quanh vị trí tàu chìm có mùi dầu bốc lên. Trên đây chỉ là 2 ví dụ gần nhất về sự cố tràn dầu trong số các vụ tràn dầu lớn xảy ở nước ta. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, bình quân 1 năm trên sông Sài Gòn xảy ra hơn 1 vụ tràn dầu do các phương tiện va chạm hoặc do bơm hút rò rỉ. Đặc biệt, ven sông Sài Gòn có nhiều đơn vị hoạt động trong ngành Dầu khí, tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, sông Sài Gòn cùng hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước sạch cho các địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh. Nhà máy lọc dầu Cát Lái, Xí nghiệp xăng dầu Cát Lái (Q.2, TP.HCM), Xí nghiệp xăng dầu Petechim - Nhà Bè, Công ty TNHH Thương mại sản phẩm hóa dầu và Nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) nằm trong danh sách tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu. Ngoài ra, vịnh Gành Rái (khu vực giáp ranh giữa TP. HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng nằm trong danh sách kể trên vì trên tuyến sông ra vịnh, mỗi ngày có khoảng hơn 40 sà lan vận chuyển xăng dầu di chuyển có nguy cơ va trạm cao. Điều nguy hiểm là những sà lan này đều đã cũ lại thiếu thiết bị hỗ trợ an toàn khi lưu thông... Giải pháp xử lý dầu tràn? Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các biện pháp thường được áp dụng để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học, hóa học, vật lý, sinh học... Trong đó, phương pháp cơ học là biện pháp được ưu tiên số một trong việc bảo vệ bờ biển khỏi tác động của dầu. Các thiết bị ngăn chặn và thu hồi bao gồm rất nhiều loại như phao quây dầu, hàng rào ngăn dầu, bơm dầu bằng tay, các hóa chất hấp phụ tự nhiên và tổng hợp. Các thiết bị ngăn dầu cơ học được sử dụng để hút và lưu chứa dầu đến khi chúng được loại bỏ. Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường. Biện pháp hóa học được sử dụng khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài. Các chất keo tụ và phân tán dầu được sử dụng để ngăn không cho dầu tiến vào bờ biển và các khu vực nhạy cảm sinh học khác. Biện pháp vật lý thường được sử dụng để làm sạch bờ biển. Biện pháp sinh học là dùng các vi sinh vật phân hủy dầu như vi khuẩn, nấm men... Biện pháp thuật xua đuổi cũng được sử dụng để bảo vệ các loài chim và động vật bằng biện pháp cách ly chúng với các khu vực bị ảnh hưởng bởi dầu tràn. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển. Ngoài ra, để việc ứng phó sự cố tràn dầu trên biển mang tính chuyên nghiệp đồng bộ, cần trang bị tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu chuyên dụng. Ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy việc áp dụng trách nhiệm buộc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây nên thường căn cứ vào chủ thể gây ra sự cố tràn dầu, cụ thể là chủ thể gây ra sự cố là doanh nghiệp. Giải pháp chung cho vấn đề nêu trên là cơ quan bảo vệ pháp luật cần buộc người gây ô nhiễm môi trường trước hết phải thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Trong trường hợp họ không thực hiện các biện pháp đó thì cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ xác định thiệt hại để người gây ô nhiễm phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Trung Thành - Lâm Anh Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với sự cố tràn dầu Ngày 12/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quy định rõ nội dung hoạt động, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên phạm vi cả nước. Trong đó, chủ cơ sở phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị thích hợp. Đồng thời chịu trách nhiệm đối với sự cố tràn dầu do cơ sở mình gây ra; chủ động, tích cực huy động nguồn lực, tự tổ chức, chỉ huy ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu. Chủ cơ sở cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra sự cố tràn dầu theo quy định. Các phương tiện, thiết bị có khả năng gây ra sự cố tràn dầu, bắt buộc phải tham gia bảo hiểm về ô nhiễm môi trường tương ứng với nguy cơ gây ra tràn dầu. Các tàu theo Quy định 26, Phụ lục I Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra mà Việt Nam là nước thành viên tham gia phải có kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, ngành liên quan, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực, các tổ chức kinh tế - xã hội khác phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại quy chế này. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, bảo vệ môi trường tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, thực hiện sự huy động của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, của UBND các địa phương. L.A
Tại nhiều vùng biển của nhiều quốc gia có biển, hiện tượng “thủy triều đen” diễn ra rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như va chạm, tai nạn của các phương tiện vận tải thủy (đặc biệt là tàu chở dầu), sự cố giàn khoan, sự cố phun dầu do biến động địa chất, đổ trộm dầu thải trên biển... Sự cố tràn dầu gây ra các tác động xấu tới môi trường liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy Thời gian gần đây, khi lượng phương tiện đường thủy nội địa ngày càng tăng và vận tải đường thủy nội địa ngày càng trở nên quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong ngành vận tải thì số lượng tai nạn đường thủy cũng như các sự cố tràn dầu lớn, nghiêm trọng cũng đang ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Hiện tượng rò rỉ hay tràn xăng dầu trên sông ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nước, đến cuộc sống của người dân sống hai bên bờ sông. Các sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thủy sản. Thông thường, tàu thuyền khi cập cảng để bốc xếp hàng hóa lên bờ xong sẽ vệ sinh tàu để chuẩn bị cho đợt hàng mới. Công việc này thường phát sinh nhiều chất thải ở dạng dầu cặn. Tùy theo tải trọng và tình trạng kỹ thuật tàu mà lượng dầu cặn phát sinh nhiều hay ít. Đặc biệt, một số tàu sông Việt Nam do thiết bị cũ, lạc hậu nguy cơ gây ô nhiễm dầu còn xảy ra với tỷ lệ lớn hơn. Các tàu sông cũng thường gây ô nhiễm cục bộ do súc rửa vệ sinh ở đâu thì đổ ngay tại đó. Ngày 23/6/2010, chiếc sà lan Huỳnh Nhi 01, số đăng ký BL- 0304, tải trọng 250 tấn bất ngờ bị chìm vắt ngang khu vực dưới cầu Tôn Đức Thắng (cầu Bạc Liêu 2) thuộc phường 1, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu khi sà lan trên cố “vượt cạn” trên sông kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau để vào bến bốc xếp, vướng phải vật cản dưới lòng sông nên bị chìm. Dầu dự trữ trên sà lan đã tràn ra chảy theo dòng nước, gây ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Ngày 27/4/2010 khi đang từ cửa sông ra biển, đến vị trí neo A12 (thuộc vùng biển Sao Mai, phường 5, thành phố Vũng Tàu, cách đất liền hơn 1 km), tàu Biển Đông 50, của Công ty Hải sản Trường Sa chở dầu đã bất ngờ bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu. Khi gặp nạn, tàu Biển Đông 50 chở theo hơn 370 tấn dầu DO và hơn chục thùng phi nhớt. Ngay sau khi bị chìm, dầu đã loang ra mặt biển còn các phi nhớt nổi lềnh bềnh. Chỉ sau khoảng vài giờ đồng hồ, dầu đã loang rộng trên biển thành vệt dài. Xung quanh vị trí tàu chìm có mùi dầu bốc lên. Trên đây chỉ là 2 ví dụ gần nhất về sự cố tràn dầu trong số các vụ tràn dầu lớn xảy ở nước ta. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, bình quân 1 năm trên sông Sài Gòn xảy ra hơn 1 vụ tràn dầu do các phương tiện va chạm hoặc do bơm hút rò rỉ. Đặc biệt, ven sông Sài Gòn có nhiều đơn vị hoạt động trong ngành Dầu khí, tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, sông Sài Gòn cùng hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước sạch cho các địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh. Nhà máy lọc dầu Cát Lái, Xí nghiệp xăng dầu Cát Lái (Q.2, TP.HCM), Xí nghiệp xăng dầu Petechim - Nhà Bè, Công ty TNHH Thương mại sản phẩm hóa dầu và Nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) nằm trong danh sách tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu. Ngoài ra, vịnh Gành Rái (khu vực giáp ranh giữa TP. HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng nằm trong danh sách kể trên vì trên tuyến sông ra vịnh, mỗi ngày có khoảng hơn 40 sà lan vận chuyển xăng dầu di chuyển có nguy cơ va trạm cao. Điều nguy hiểm là những sà lan này đều đã cũ lại thiếu thiết bị hỗ trợ an toàn khi lưu thông... Giải pháp xử lý dầu tràn? Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các biện pháp thường được áp dụng để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học, hóa học, vật lý, sinh học... Trong đó, phương pháp cơ học là biện pháp được ưu tiên số một trong việc bảo vệ bờ biển khỏi tác động của dầu. Các thiết bị ngăn chặn và thu hồi bao gồm rất nhiều loại như phao quây dầu, hàng rào ngăn dầu, bơm dầu bằng tay, các hóa chất hấp phụ tự nhiên và tổng hợp. Các thiết bị ngăn dầu cơ học được sử dụng để hút và lưu chứa dầu đến khi chúng được loại bỏ. Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường. Biện pháp hóa học được sử dụng khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài. Các chất keo tụ và phân tán dầu được sử dụng để ngăn không cho dầu tiến vào bờ biển và các khu vực nhạy cảm sinh học khác. Biện pháp vật lý thường được sử dụng để làm sạch bờ biển. Biện pháp sinh học là dùng các vi sinh vật phân hủy dầu như vi khuẩn, nấm men... Biện pháp thuật xua đuổi cũng được sử dụng để bảo vệ các loài chim và động vật bằng biện pháp cách ly chúng với các khu vực bị ảnh hưởng bởi dầu tràn. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển. Ngoài ra, để việc ứng phó sự cố tràn dầu trên biển mang tính chuyên nghiệp đồng bộ, cần trang bị tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu chuyên dụng. Ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy việc áp dụng trách nhiệm buộc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây nên thường căn cứ vào chủ thể gây ra sự cố tràn dầu, cụ thể là chủ thể gây ra sự cố là doanh nghiệp. Giải pháp chung cho vấn đề nêu trên là cơ quan bảo vệ pháp luật cần buộc người gây ô nhiễm môi trường trước hết phải thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Trong trường hợp họ không thực hiện các biện pháp đó thì cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ xác định thiệt hại để người gây ô nhiễm phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Trung Thành - Lâm Anh Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với sự cố tràn dầu Ngày 12/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quy định rõ nội dung hoạt động, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên phạm vi cả nước. Trong đó, chủ cơ sở phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị thích hợp. Đồng thời chịu trách nhiệm đối với sự cố tràn dầu do cơ sở mình gây ra; chủ động, tích cực huy động nguồn lực, tự tổ chức, chỉ huy ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu. Chủ cơ sở cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra sự cố tràn dầu theo quy định. Các phương tiện, thiết bị có khả năng gây ra sự cố tràn dầu, bắt buộc phải tham gia bảo hiểm về ô nhiễm môi trường tương ứng với nguy cơ gây ra tràn dầu. Các tàu theo Quy định 26, Phụ lục I Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra mà Việt Nam là nước thành viên tham gia phải có kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, ngành liên quan, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực, các tổ chức kinh tế - xã hội khác phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại quy chế này. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, bảo vệ môi trường tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, thực hiện sự huy động của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, của UBND các địa phương. L.A
Nhận xét
Đăng nhận xét